Kết quả tìm kiếm cho "Mekong Connect 2022"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 14
Định hướng lâu dài của Trung ương là xây dựng ĐBSCL trở thành nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững. Bên cạnh đầu tư tương xứng để vực dậy tiềm năng, lợi thế, cần phát huy hiệu quả liên kết vùng, đánh thức sức mạnh của từng địa phương để tạo động lực đưa đất “Chín Rồng” vươn tầm cao mới.
Nếu như xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần rút ngắn khoảng cách thành thị - nông thôn thì Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp nâng giá trị đặc sản miền quê, khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa. Khi sản phẩm OCOP khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thị trường thì ở những vùng nông thôn, việc làm tại chỗ cũng được tạo ra nhiều hơn, đời sống người dân được nâng lên.
Đối với “đầu tàu” kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cần những “toa tàu” từ vùng ĐBSCL để thúc đẩy phát triển. Nếu TP. Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, dịch vụ, phân phối lớn nhất miền Nam thì ĐBSCL cũng là vùng nguyên liệu lúa, cá, tôm, trái cây lớn nhất cả nước. Sự kết nối, hợp tác chặt chẽ giữa TP. Hồ Chí Minh - ĐBSCL sẽ giúp đánh thức thế mạnh của nhau, mang lại lợi ích trước nhất cho người dân, doanh nghiệp (DN).
Tăng cường liên kết nội vùng và liên kết với đầu tàu kinh tế TP. Hồ Chí Minh để hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững là yêu cầu bắt buộc đối với ĐBSCL. Khi xây dựng được cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả Quy hoạch tổng thể ĐBSCL, kết hợp cơ chế đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, sẽ tạo điều kiện để đất “Chín Rồng” bứt phá.
An Giang kết thúc năm 2022 bằng tinh thần phấn khởi, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 6,87% (vượt xa so chỉ tiêu 5,2%). Nhưng để “bù đắp” cho năm đại dịch 2021, đòi hỏi năm 2023 phải quyết tâm cao hơn, góp phần đạt mụ
Được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện sản xuất thuận lợi, An Giang có thể cung ứng những mặt hàng nông sản và hàng hóa khác với số lượng lớn, ổn định, đảm bảo chất lượng. Khi được hỗ trợ kết nối tiêu thụ qua kênh truyền thống và sàn thương mại điện tử, hàng hóa An Giang dễ tiếp cận nhiều khách hàng, mở rộng thị trường đa dạng, phong phú hơn.
Trong định hướng ngành hàng lúa gạo, An Giang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị từ cung ứng đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong chuỗi liên kết, có khoảng 50-70% các quy trình sản xuất được thực hiện tự động thông minh; ứng dụng công nghệ số cấp mã số vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu cho khoảng 70-80% diện tích lúa chất lượng cao xuất khẩu. Từ đó, đưa An Giang trở thành hạt nhân, động lực của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại ĐBSCL.
Từ sáng kiến của Mạng lưới liên kết ABCD Mekong (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp), Diễn đàn Mekong Connect ra đời và trở thành diễn đàn kinh tế lớn nhất ĐBSCL được tổ chức thường niên. Với sự tham gia của TP. Hồ Chí Minh, tính liên kết vùng và liên kết với trung tâm kinh tế miền Nam càng được đẩy mạnh, góp phần đánh thức tiềm lực đất “Chín Rồng”.
Tại Diễn đàn Mekong Connect 2022, chủ đề thảo luận “Khai thác và phát triển kinh tế biên mậu” do UBND tỉnh An Giang chủ trì tổ chức đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, doanh nghiệp (DN) vùng ĐBSCL. Nếu có cơ chế đặc thù, chính sách ưu đãi phù hợp, kinh tế biên mậu vùng ĐBSCL sẽ được “đánh thức” tiềm năng, lợi thế, tạo thêm động lực để vùng đất “Chín Rồng” bứt phá vươn lên.
Tại Diễn đàn Mekong Connect 2022 tại TP. Cần Thơ (ngày 23 và 24/11), nhiều thỏa thuận hợp tác đã được ký kết.
Chiều 24/11, trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2022 tổ chức tại TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận “Phát triển bền vững”, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức diễn đàn trao đổi chủ đề: “Khai thác và phát triển kinh tế biên mậu”.
Ngày 24/11, tại TP. Cần Thơ, các tỉnh, thành phố trong Mạng lưới liên kết ABCD Mekong (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp), TP. Hồ Chí Minh và Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2022.